Chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn của Ehthiopian Airlines với chiếc 737 MAX
8 là gì nhưng với 2 tai nạn chết người xảy ra liên tiếp trong vòng 5
tháng thì chúng ta có quyền hoài nghi về độ an toàn của dòng máy bay
này. Động thái xưa nay đối với các hãng hàng không vẫn là tạm ngưng khai
thác còn các nước thì cấm bay vào không phận chờ kết luận chính thức từ
hãng sản xuất máy bay ở đây là Boeing cũng như các cơ quan an toàn hàng không.
Hiện tại có tổng cộng 59 hãng hàng không đang khai thác dòng Boeing 737
MAX, tổng số máy bay đang hoạt động là 387 chiếc và trong đó có 74 chiếc
thuộc các hãng hàng không của Mỹ. Ngay sạu vụ tai nạn của Ethiopian
Airlines làm 157 người thiệt mạng thì Ethiopia đã lập tức đình chỉ bay
toàn bộ các máy bay 737 MAX.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của 737 MAX khi nó nằm trong
biên chế của rất nhiều hãng như Air China, China Eastern, China
Southern, Fuzhou Airlines, Hainan Airlines, Kunming Airlines, Lucky Air,
Shandong Airlines, Shanghai Airlines, Shenzhen Airlines, Xiamen Air …
với tổng số khoảng 60 chiếc – toàn bộ đã bị đình chỉ theo yêu cầu của cơ
quan quản lý hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC).
Nối gót Trung Quốc là Indonesia cũng đã yêu cầu Garuda Indonesia và Lion
Air đình chỉ toàn bộ đội bay 737 MAX. Lion Air cũng là hãng hàng không
tiền tiêu của dòng 737 MAX và cũng là hãng đầu tiên gặp sự cố với dòng
737 MAX hồi tháng 10 năm ngoái làm toàn bộ 189 người thiệt mạng.
Singapore với sân bay quốc tế Changi vốn là hub trung chuyển lớn nhất ở
Đông Nam Á cũng đã ra lệnh cấm tất cả các hãng hàng không nào vận hành
737 MAX đến và đi từ đảo quốc này. SilkAir là hãng bị ảnh hưởng nặng
nhất dưới lệnh cấm này bởi SilkAir có rất nhiều chặng bay dùng 737 MAX
đến nhiều thành phố ở Đông Nam Á, Nam Á.
Các tuyến bay dùng 737 MAX trên thế giới.
Màu cam – tạm ngưng khai thác
Màu xanh – vẫn đang hoạt động (chủ yếu Mỹ và Canada).
Danh sách các nước cấm 737 MAX tiếp tục kéo dài và tính đến hôm nay đã có:
Úc (cấm các hãng hàng không khai thác 737 MAX đến và đi từ Úc, Fiji Airways và SilkAir bị ảnh hưởng)
New Zealand (cấm các hãng hàng không khai thác 737 MAX đến và đi từ New Zealand)
Malaysia (cấm các hãng hàng không khai thác 737 MAX đến và đi từ Malaysia)
Mongolia (cấm các chuyến bay nội địa dùng 737 MAX, MIAT Mongolian Airlines bị ảnh hưởng)
Oman (cấm các hãng hàng không khai thác 737 MAX đến và đi từ Oman, Oman Air bị ảnh hưởng)
Hàn Quốc (cấm các chuyến bay nội địa dùng 737 MAX, Eastar Jet bị ảnh hưởng)
Ấn Độ (cấm các hãng hàng không khai thác 737 MAX đến và đi từ Ấn Độ).
VQ Anh (cấm các hãng hàng không khai thác 737 MAX đến và đi từ VQ Anh, Norwegian Air Shuttle và TUIfly bị ảnh hưởng)
Thổ Nhĩ Kỳ (cấm các hãng hàng không khai thác 737 MAX đến và đi từ
TNK, ngưng khai thác toàn bộ 737 MAX với các hãng hàng không trong nước,
Turkish Air bị ảnh hưởng)
Nam Phi (cấm các hãng hàng không khai thác 737 MAX đến và đi từ Nam Phi).
Brazil (cấm các hãng hàng không khai thác 737 MAX đến và đi từ
Brazil, ngưng khai thác toàn bộ 737 MAX với các hãng hàng không trong
nước, GOL Airlines bị ảnh hưởng)
Argentina (cấm các hãng hàng không khai thác 737 MAX đến và đi từ
Argentina, ngưng khai thác toàn bộ 737 MAX với các hãng hàng không trong
nước, Aerolineas Argentina bị ảnh hưởng)
Mexico (cấm các hãng hàng không khai thác 737 MAX đến và đi từ
Mexico, ngưng khai thác toàn bộ 737 MAX với các hãng hàng không trong
nươcs, Aeromexico bị ảnh hưởng).
Việt Nam (tạm thời không cấp phép bay mới và đình chỉ hiệu lức giấy
phép bay đã cấp với các chuyến bay sử dụng 737 MAX trong vùng trời Việt
Nam).
Trong diễn biến mới nhất thì Cơ quan an toàn hàng không châu ÂU
(EASA) cũng đã đình chỉ toàn bộ hoạt động bay của 737 MAX tại không phận
các nước thuộc liên minh châu Âu (EU). Như vậy danh sách các nước cấm
737 MAX vào không phận tiếp tục kéo dài gồm: Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Iceland,
Ireland, Ý, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan.
Nhiều hãng hàng không vì bị cấm khai thác theo chỉ thị từ các
nước cũng như lo ngại trước nguy cơ an toàn của dòng máy bay này đã tạm
ngưng khai thác 737 MAX. Danh sách bao gồm:
Vietnam Airlines là 1 trong 42 hãng hàng không đạt chuẩn 4 sao theo Skytrax!
Giải thưởng này do người dùng – ở đây chính là hành khách quốc tế của
Vietnam Airlines bầu chọn và theo nghiên cứu của Skytrax. Theo mô tả của
Skytrax, Vietnam Airlines đạt tiêu chuẩn hãng hàng không 4 sao
(4-Star Airline Rating) về chất lượng sản phẩm trên máy bay cũng như
dịch vụ trên cabin lẫn mặt đất. Mà để đạt được chuẩn 4 sao này thì hơi
bị nhiêu khê bởi Skytrax tiến hành khảo sát và đánh giá rất nhiều khía
cạnh của một hãng hàng không:
Đầu tiên là chất lượng các chuyến bay đường dài/ngắn dựa trên các hạng
vé (thương gia, phổ thông cao cấp và phổ thông). Tiếp theo mình lấy ví
dụ về hạng mục hạng vé thương gia với rất nhiều tiêu chí được đánh giá
bao gồm:
Chất lượng dịch vụ tại sân bay nhà (Vietnam Airlines có hub là
Nội Bài (HAN)) bao gồm cơ sở vật chất phục vụ check-in hạng thương gia;
đội ngũ nhân viên hỗ trợ mặt đất; dịch vụ ưu tiên lên máy bay trước
(boarding); sự hỗ trợ của nhân viên khi khách đến/nối chuyến; dịch vụ
lấy hành lý ưu tiên.
Chất lượng phòng chờ hạng thương gia tại Nội Bài bao gồm hàng:
điều kiện môi trường và tính “dành riêng”; số ghế ngồi có sẵn và sự
thoải mái của ghế; tiêu chuẩn phòng vệ sinh/phòng tắm; độ sạch sẽ của
phòng chờ; các tùy chọn thức ăn nóng/lạnh; chất lượng thức ăn được phục
vụ; các tùy chọn rượu và đồ uống; dịch vụ Wi-Fi; tiện ích như ổ cắm
điện; sự thân thiện của đội ngũ nhân viên; năng suất phục vụ của đội ngũ
nhân viên; kỹ năng ngôn ngữ của đội ngũ nhân viên; sự khoản đãi của đội
ngũ nhân viên nói chung.
Trên các chuyến bay dài: sự thoải mái của ghế ngồi và không gian
riêng tư; thông tin an toàn trên cabin/video; vật dụng mang lại sự thoải
mái như gối, chăn bông, độ ngã lưng; độ sạch sẽ của cabin và ghế; nhiệt
độ cabin; độ sạch sẽ của buồng vệ sinh; bộ đồ dùng vệ sinh cá nhân và
đồ vệ sinh cá nhân trong buồng vệ sinh; giải trí trên máy bay; chất
lượng bữa ăn; tính linh hoạt của dịch vụ cung cấp bữa ăn; chất lượng
rượu và các loại đồ uống; các loại tạp chí và báo giấy.
Trên các chuyến bay ngắn: sự thoải mái của ghế; thông tin an toàn
trên cabin/video; vật dụng mang lại sự thoải mái như gối, chăn …; độ
sạch sẽ của cabin và ghế; độ sạch sẽ của buồng vệ sinh; giải trí trên
máy bay; chất lượng bữa ăn; các tùy chọn rượu và đồ uống; các loại tạp
chí và báo giấy.
Chất lượng phục vụ của đội ngũ tiếp viên trên các chuyến bay dài:
Kiểm soát an toàn cabin; kỹ năng và năng lực phục vụ; tốc độ và thời
gian phục vụ; sự nhiệt tình và thân thiện; sự khoản đãi trong dịch vụ;
tính cá nhân hóa của dịch vụ; sự tương tác với hành khách; kỹ năng ngoại
ngữ; sự có mặt và chú ý trên cabin (kiểu cần gọi là có ngay); khả năng
phản hồi đối với các yêu cầu của hành khách; sự đồng đều về chất lượng
phục vụ giữa các nhân viên.
Chất lượng phục vụ của đội ngũ tiếp viên trên các chuyến bay
ngắn: Kiểm soát an toàn cabin; kỹ năng và năng lực phục vụ; tốc độ và
thời gian phục vụ; sự nhiệt tình và thân thiện; sự khoản đãi trong dịch
vụ; sự tương tác với hành khách; kỹ năng ngoại ngữ; khả năng phản hồi
đối với các yêu cầu của hành khách; sự đồng đều về chất lượng phục vụ
giữa các nhân viên.
Anh em thấy đó, rất nhiều tiêu chí được đưa ra đánh giá và các tiêu chí này còn áp dụng cho cả 2 hạng vé thấp hơn là phổ thông cao cấp và phổ thông. Với hầu hết các tiêu chí thì Vietnam Airlines đều đạt trung bình từ 4 sao trở lên, số ít là 3 sao rưỡi và tính trung bình là 4 sao như chúng ta đã thấy.
3 năm liên tiếp là hãng hàng không 4 sao:
Quá trình chế tạo chiếc Airbus A350 XWB cho Vietnam Airlines.
Thật vậy, hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã giữ vững thành
tích này kể từ năm 2016. Tại triển lãm hàng không Farnborough năm 2016,
Skytrax đã lần đầu trao chứng nhận đạt chuẩn hàng không 4 sao cho
Vietnam Airlines. Ông Edward Plaisted – giám đốc điều hành Skytrax nói:
“Bình chọn 4 sao này là thành tựu tuyệt vời mà Vietnam Airlines đã đạt
được và đây là kết quả của nỗ lực cải thiện hàng loạt sản phẩm và dịch
vụ.”
Hẳn anh em đều ấn tượng với clip này
Skytrax đánh giá cao việc Vietnam Airlines đã sớm nâng cấp đội
bay và đưa vào khai thác 2 loại máy bay mới là Boeing 787 Dreamliner và
Airbus A350 XWB chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Thêm vào đó, thành
tích này cũng đến từ việc Vietnam Airlines thay đổi concept dịch vụ với
hạng vé thương gia và tái thiết quy trình đào tạo đội ngũ nhân viên trên
cabin. Với các hạng vé phổ thông trên 2 dòng máy bay mới, hành khách
đều có màn hình giải trí và cổng sạc pin riêng. Chuẩn 4 sao mà Vietnam
Airlines đạt được cũng đến từ việc sân bay Nội Bài được nâng cấp. Phòng
chờ hạng thương gia xịn hơn và cơ sở hạ tầng cho khâu check-in cũng tốt
hơn trước.
Vậy ngoài Vietnam Airlines thì đâu là những hãng hàng không 4 sao khác?
2 năm liên tiếp hàng không 4 sao, giờ 3 năm rồi nhé
.
Trong danh sách 38 hãng hàng không truyền thống (full-service
airline, không tính giá rẻ) thì hãng hàng không quốc gia Việt Nam ngang
hàng với rất nhiều hãng hàng không lớn, nổi tiếng trên thế giới khác.
Dưới đây là thống kê theo khu vực và điều đáng chú ý là không có hãng hàng không của Mỹ nào được đánh giá 4 sao. Nếu muốn tìm các hãng của Mỹ, anh em vào Skytrax chọn mục 3 sao là đầy đủ tên tuổi
. Ngoài ra xếp hạng 3 sao còn có rất nhiều hãng hàng không của Trung Quốc xếp cùng với các hãng của Nam Mỹ và châu Phi.
Châu Á: 10 hãng:
Bangkok Airways (Thái Lan)
Cathay Dragon (Hong Kong)
China Airlines (Đài Loan)
China Southern Airlines (Trung Quốc)
Hong Kong Airlines (Hong Kong)
Korean Air (Hàn Quốc)
Philippine Airlines (Philippine)
SilkAir (Singapore)
Thai Airways (Thái Lan)
Vietnam Airlines (Việt Nam)
Châu Úc/Thái Bình Dương: 3 hãng
Air New Zealand (New Zealand)
Qantas Airways (Úc)
Virgin Australia (Úc)
Nga và Trung Á: 3 hãng
Aeroflot (Nga)
Air Astana (Kazakhstan)
Azerbaijan Airlines (Azerbaijan)
Trung Đông: 3 hãng
Emirates (UAE)
Oman Air (Oman)
SAUDIA (Saudi Arabia)
Châu Âu: 13 hãng
Aegean Airlines (Hy Lạp)
Aer Lingus (Ireland)
Air France (Pháp)
Atlasglobal hay Atlasjet (Thổ Nhĩ Kỳ)
Austrian Airlines (Áo)
British Airways (VQ Anh)
Edelweiss Air (Thụy Sĩ)
Finnair (Phần Lan)
Iberia (Tây Ban Nha)
KLM Royal Dutch Airlines (Hà Lan)
Swiss International Air Lines (Thụy Sĩ)
Turkish Airlines (Thổ Nhĩ Kỳ)
Virgin Atlantic (VQ Anh)
Châu Phi: 5 hãng
Air Mauritius (Mauritius)
Air Seychelles (Seychelles)
Ethiopian Airlines (Ethiopia)
Royal Air Maroc (Morocco)
South African Airways (Nam Phi)
Bắc Mỹ: 1 hãng
Air Canada (Canada)
Trung Mỹ/Caribbean: Không có hãng nào
Nam Mỹ: Không có hãng nào
VietJet Air và Jetstar Pacific thì sao?
Mặc dù không lọt vào danh sách đánh giá và bầu chọn của Skytrax nhưng
Skytrax có một diễn đàn dành cho hành khách đánh giá riêng tại www.airlinequality.com.
Tuy nhiên, đa phần đánh giá đều từ hành khách quốc tế nên số lượng
người đưa ra đánh giá cho 2 hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam không
nhiều như các hãng khác. Những con số dưới đây chỉ mang tính tham khảo:
VietJet Air được xếp hạng: 4/10 điểm về chất lượng chuyến bay từ 165 hành khách
Chất lượng thức ăn và đồ uống: 2 sao
Giải trí trên máy bay: 1 sao
Độ thoải mái của ghế ngồi: 3 sao
Chất lượng phục vụ của đội ngũ tiếp viên: 3 sao
Giá cả: 3 sao
Jetstar Pacific được xếp hạng: 3/10 điểm về chất lượng chuyến bay từ 88 hành khách
Lưu ý : Phòng vé Wap sẽ cố gắng gửi lại ETICKET mới và Thông báo cụ thể tới từng khách hàng đã và đang đặt vé của công ty
Do giờ bay thay đổi nên tránh trường hợp không liên lạc được với khách
hàng hoặc gửi thiếu thông tin. Các khách hàng đã và đang đặt vé bên Wap
các lịch trình từ tháng 3~tháng 9/2019 vui lòng check Mail , tin nhắn
hoặc inbox trực tiếp cho chúng tôi💯💯
Tập thể phòng vé Wap xin trân trọng cảm ơn Mọi thắc mắc xin liên hệ 🌻Phòng vé máy bay Wap🌻 株式会社 ワールドエアープラン 〒108-0071 東京都港区白金台3-16-11 峯岸ビル3階 WORLD AIR PLAN INC Minegishi Bldg.3F,3-16-11,Shirokanedai,Minato-ku,Tokyo,Japan 108-0071 MINATO-KU TOKYO JAPAN TEL:03-3443-3400 FAX:03-5447-8808ホームページ http://www.air-wap.com 営業時間 (月)~(金) 09:30~18
東京都知事登録旅行業者代理業 第11209号 TEL : Kiều Hạnh : 080-4604-3939 HẢI YẾN:080- 4191 -0709 MINH THU:090-9839-9696 THANH TĨNH MS :080 4442 3939 Viber,Line,zaro đều ok hết ạ
Để phục vụ cho Olympic 2020, nhà nước đang suy nghĩ sử dụng thêm nhiều chuyến bay quốc tế ở sân bay HANEDA. Từ tháng 3 năm 2020, sảnh 2 cũng sẽ được dùng để phục vụ chuyến bay quốc tế. ”Sảnh Quốc tế” sẽ được đổi thành ”Sảnh 3”.
P/s: Thỉnh thoảng có vài hành khách của Wap vẫn hay đi nhầm sang Sảnh 1 và 2. Nếu ra sân bay muộn hoặc mang rất nhiều hành lý thì sẽ là một vấn đề lớn. Nên mọi người chú ý nha ^^